Nguồn gốc và nguyên lí pha cà phê bằng bình Siphon
Pha cà phê bằng bình Siphon được phát minh từ năm 1840 bởi một người phụ nữ người pháp Marie Fanny Amelie Massot. Khác với "cà phê pha máy”, pha cà phê bằng bình siphon mang cho người thưởng thức một trải nghiệm nhiều hơn về nghệ thuật thủ công và ngày càng phát triển mạnh cùng làn sóng cà phê thứ 3
Một bộ dụng cụ pha chế bằng Siphon
Với những người lần đầu tiên thấy pha cà phê bằng bình Siphon, họ thường liên tưởng ngay đến những thí nghiệm hóa học. Bộ bình siphon gồm 2 phần, nước ở khoang thuỷ tinh bên dưới và bột cà phê ở khoang bên trên, sau khi gia nhiệt thì nước ở bình thuỷ tinh bên dưới sẽ di chuyển lên khoang trên theo ống sau đó hoà tan bột cà phê. Ngay sau khi ngừng gia nhiệt thì nước cà phê sẽ theo ống quay ngược trở lại khoang dưới và bã cà phê sẽ được giữ ở khoang trên theo một tấm lọc. Cho tới nay thì phương pháp pha cà phê bằng bình Siphon được đánh giá là một trong nhưng những phương pháp pha đẹp mắt và nghệ thuật nhất
Tất cả điều này nghe có vẻ rất phức tạp. Vì vậy bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về Siphon theo cách mà bộ môn vật lý gặp gỡ với cà phê.
Tại sao lại là Siphon?
Ở khắp nơi trên thế giới thì hầu hết các phương pháp pha cà phê có sự can thiệp của áp suất được gọi là “Vacuum Coffee Maker” bao gồm: Siphon, Espresso, Moka. Cách thức hoạt động của pha cà phê bằng Siphon sẽ được mô tả ở video dưới đây
Ý nghĩa từ Siphon
Siphon (/ˈsaɪfən/ SY-fən; từ tiếng Hy Lạp cổ: σίφων "ống", cũng có khi viết là syphon hoặc phiên âm thành xi-phông) dùng để chỉ chung các thiết bị có liên quan đến dòng chảy chất lỏng qua ống hoặc có thể hiểu đó chính là nguyên lý bình thông nhau. Trong cuộc sống, Siphon được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống chứ như các đập tràn, các hệ thống thoát nước, nhà vệ sinh, bồn rửa mặt… đều dựa trên nguyên lý này, chứ không riêng gì trong cà phê.
Nguyên lý của bình Siphon
Pha cà phê bằng bình Siphon sẽ có 2 quá trình
- Quá trình thứ nhất: đun sôi nước được đun sôi từ bình thuỷ tinh bên dưới, khi áp suất tăng lên vượt ngưỡng áp suất khí quyển, áp suất hơi nước sẽ đẩy nước dâng lên bình trên có chứa bột cà phê.
- Quá trình thứ 2: Khi cà phê ở bình thuỷ tinh trên đã được hoà tan đủ thời gian ngưng gia nhiệt ở bình dưới, hơi nước trong bình thuỷ tinh dưới giảm, áp xuất giảm. Chiết xuất cà phê trong bình trên sẽ đi theo ống dẫn xuống bình dưới và bã cà phê sẽ được giữ lại ở bình trên thông qua 1 tâm lọc
Pha cà phê với Siphon
Phần lớn thời gian pha cà phê với Siphon nước ở bình thuỷ tinh dưới sẽ được di chuyển lên bình trên vì quá trình gia nhiệt liên tục và cũng chính vì lí do này nước sẽ luôn được giữ ở khoang trên do luôn có áp suất hơi nước ở bình dưới. Nước ở bình dưới sẽ không di chuyển lên bình trên 100%, lượng nước còn lại ở bình dưới khi được gia nhiệt sẽ liên tục mang đến nguồn hơi mới. Hơi nước này sẽ bay lên bình phía trên mang theo nhiệt, nơi nó sẽ ngưng tụ và quay trở lại bình bên dưới
Nước quay ngược trở về bình đun, khi ngắt nguồn nhiệt –Nguồn: Seedtomysoul.com
Việc thêm cà phê ở giai đoạn nào tuỳ thuộc vào người pha chế và mỗi thời điểm cho cà phê vào sẽ cho đến những kết quả khác nhau vì sự khác biệt ở nhiệt độ nước. Một điều cần lưu ý khi pha cà phê bằng phương pháp này đó là nên hạ thấp nguồn nhiệt để hạn chế nhiệt độ của nước lên quá cao sẽ chiết nhiều cà phê. Theo cuốn sách The Little Coffee Know - It - All: Dòng hơi mới được truyền vào khoang trên mang theo nhiệt độ và khuấy động quá trình chiết xuất đẩy nhanh việc pha chế. Vì vậy phương pháp này sẽ nhanh hơn các phương pháp pha cà phê khác
2 cách cho cà phê khi pha bằng bình Siphon:
- Cho cà phê vào bình trên trước rồi đun nước để nước tràn và ngấm luôn vào cà phê.
- Chờ khi nước di chuyển lên bình trên và đạt nhiệt độ thích hợp rồi cho cà phê